Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Một số hóa chất ngành công nghiệp dệt may

Hóa chất ngành dệt may           
                                            Hóa chất ngành dệt may
Ngành công nghiệp dệt may nước ta cũng không ngứng phát triển nhằm đáp ứng cho như cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Sử dụng hóa chất trong ngành công nghiệp dệt may là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mỗi hóa chất có công dụng khác nhau và phù hợp với từng quy trình, công đoạn sản xuất khác nhau.

 Dưới đây là một số hóa chất ngành công nghiệp dệt may:

1.Na2S204 - Sodium Hydrosulphite

  • Là một loại trong hóa chất dệt nhuộm. Phổ biến dùng để khử thuốc nhuộm không tan chuyển chúng về dạng hòa tan trong dung dịch kiềm để nhuộm cho vải sợi từ cellulose. Tẩy trắng tơ tằm và tẩy trắng bổ sung cho vải sợi bông. Còn dùng để giặt sạch một số loại thuốc nhuộm trên vải sợi sau nhuộm. Vệ sinh  máy nhuộm hoặc trong quá trình cần phải bóc phá màu.
  • Ứng dụng trong ngành Hóa chất công nghiệp để tẩy trắng bột giấy, len, cotton, xử lý da, gỗ, poline, ảnh chụp, đất sét cao lanh. Ứng dụng quan trọng còn dùng để xử lý nước, lọc không khí, làm sạch, tẩy gỉ…



2.Formic Axit – HCOOH

Formic Axit – HCOOH có dạng lỏng, trong suốt và có mùi đặc trưng. Trong thực tế người ta dùng hóa chất này trong:
  • Công nghiệp nhuộm dùng Axit Formic làm chất cầm màu cho da.  Cho cao su và mạ điện, sáp ong, làm thuốc diệt côn trùng, tổng hợp hóa học.
  • Công nghiệp có tính kháng khuẩn nên còn được dùng trong đồ hộp, trong y học….
  • Là một chất axic oxalic trung gian. Làm dung môi trong các chất tạo khối còn gọi là methanoic acid.

Hóa chất ngành dệt nhuộm
Hóa chất ngành dệt nhuộm

3.Axit Acetic ( CH3COOH )

  • Hóa chất dạng chất lỏng, mùi gắt, vị chua, tan trong nước.
  • Nếu ở nhiệt độ dưới 16 độ C thì hóa chất này với hàm lượng nước dưới 1% trông giống như nước đá.
  • Đây là loại axit yếu nhưng có đầy đủ các tính năng của axit được ứng dụng trong công nghiệp cao su. Ngành dệt nhuộm, hóa chất xi mạ, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải,…

4.H2SO4

  • Đây là loại dung dịch trong suốt, không màu, hòa tan hoàn toàn trong nước.
  • Axít sulfuric là hóa chất hàng đầu, được mệnh danh là “king of chemicals”. Được dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu chính hoặc chất xúc tác. Người ta ứng dụng hóa chất H2S04 làm phân bón, dệt may. Chất giặt tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu,....

5.Xút vẩy (NaOH)

Hóa chất xút vẩy sẽ tạo thành dung dịch kiềm mạnh khi đem hòa tan chúng vào dung môi. Trong thực tế người ta ứng dụng dung dịch này trong các lĩnh vực như:
  • Dùng trong ngành sản xuất giấy, bột giấy mục đích để tẩy trắng, làm cho bột giấy sáng trắng.
  • Trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
  • Nguyên liệu trong ngành dệt (tẩy tạp chất trên vật liệu trước khi vào sản xuất. Khi ngâm sợi với hỗn hợp hoà tan của sodium hydroxit sẽ làm cho sợi có sức căng và bề mặt bóng).
  • Ngoài ra nó còn để sản xuất sợi nhân tạo (visco).

6. Siliones

  • Siliones có dạng lỏng và trong suốt, loại hóa chất này tan hoàn toàn trong nước lạnh.
  • Ngày nay, hóa chất Siliones được ứng dụng là chất làm mềm vải. Phù hợp với các loại vải bằng cotton, vải sợi PES/ cotton dệt kim và dệt thoi.
  • Ngoài ra, người ta còn dùng hóa chất này để khắc phục các nhược điểm có thể xảy ra do quá trình cơ học gây ra trên vải sợi. Như: quá trình trộn, căng vải. Bạn chỉ cần sử dụng hóa chất này sẽ giúp làm mềm vải và khắc phục các nhược điểm trên rất hiệu quả.
Lưu ý: Tùy thuộc vào cấu trúc vải nhuộm. Tùy thuộc vào từng loại vải được nhuộm và điều kiện nhuộm mà bạn sử dụng hóa chất có tỷ lệ như thế nào cho phù hợp.
Trên đây là một số loại hóa chất chính thường được sử dụng trong ngành công nghiệp dệt may.  Để đảm bảo chất lượng cao cũng như an toàn cho người sử dụng và mục đích dùng cần sử dụng liều lượng hóa chất phù hợp.


Hóa chất ngành sợi
Hóa chất công nghiệp
Hóa chất công nghiệp ngành dệt may

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét