Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Tác hại của hóa chất, biện pháp hạn chế.


Nhóm Nghiên cứu Ung thư của Tổng thống Mỹ vừa tuyên bố báo cáo mới nhất rằng, các hóa chất trong môi trường chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư ở Mỹ. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho rằng, báo cáo đã nghiêm trọng hoá quá nhiều nguyên nhân môi trường mà bỏ qua các yếu tố khác như khói thuốc lá và béo phì.
Sau khi xem xét, các tác giả nghiên cứu đã chọn ra 20 hóa chất có bằng chứng gây ra ung thư ở động vật, và xem xét khả năng gây ung thư ở người.
Tác hại của một số hóa chất:
Ví dụ như carbon đen được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến cao su tổng hợp và hàn xì, một số hóa chất khác phổ biến hơn có trong kem chống nắng và nguồn nước:
– Atrazine: Đây là hóa chất được sử dụng trong thuốc trừ sâu và đã bị cấm ở Thụy Sĩ.
– Chloroform: Một phụ phẩm khử trùng nước máy.
– Khí thải động cơ diesel.
– Diethylheyxl phthalate (DEHP): một hóa chất được sử dụng để chế biến nhựa vinyl.
– Formaldehyde: Hóa chất được biết đến là chất gây ung thư ở người gây ra chứng viêm họng và ung thư mũi. Hóa chất này (được sử dụng trong hàng trăm sản phẩm xây dựng) và bị nghi ngờ rằng nó có thể gây ra bệnh bạch cầu
– Hợp chất chì và chì
– Polychlorinated biphenyls (PCBs): Hóa chất được sử dụng trong lửa công nghiệp này bị cấm kể từ những năm 1980.
– Styrene: Được sử dụng để làm polystyrene được sử dụng để sản xuất nhựa và túi xốp
– Perchloroethylene: Đây là một loại dung môi tẩy rửa thường được sử dụng
– Titanium dioxide: Hóa chất dùng làm thuốc nhuộm màu, là một thành phần của kem chống nắng. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các hạt nanô của titanium dioxide và nghi ngờ nó gây tổn thương não

•  Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người
Cơ thể con người là một khối thống nhất, liên quan chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể bị tổn thương đều ảnh hưởng đến toàn thân con người.
Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độc tính của mỗi hóa chất, tính bền vững của hóa chất, sự tích lũy trong cơ thể. Chất chuyển hóa của hóa chất, nồng độ, tính chất lý hóa, thời gian tiếp xúc. Điều kiện làm việc, cường độ làm việc, mức nhậy cảm của mỗi con người. Khí hậu nơi làm việc và cách sử dụng hóa chất…
Nhiều hóa chất không có mùi cảnh báo, nhưng môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng như: cacbon monoxit (CO). Có chất bốc hơi mùi thơm dễ chịu nhưng lại độc tính mạnh như: Benzen…
Trường hợp nhiễm độc cấp thường xảy ra trong một thời gian ngắn tiếp xúc với hóa chất. Tác hại cấp có thể gây tử vong, có thể hồi phục được và cũng có trường hợp để lại tổn thương vĩnh viễn.
Trường hợp thường xảy ra do tiếp xúc với hóa chất lặp đi lặp lại nhiều lần. Tác hại này thường phát hiện được bệnh sau thời gian dài ví dụ như Amiăng, dung môi hữu cơ, chì, đồng, mănggan, silíc…
Cả hai trường hợp cấp và mạn đều có khả năng hồi phục, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và không tiếp xúc nữa.Thế nhưng, cũng có chất gây bệnh chưa chữa được để lại tổn thương vĩnh viễn hoặc để lại hậu quả cho đến thế hệ tương lai, như: Deoxin, dung môi hữu cơ, benzen, hợp chất acsinic, amiăng.
Hóa chất khi xâm nhập vào cơ thể bị phá vỡ cấu trúc hóa học tạo ra chất mới ít độc. Nhưng cũng có chất tạo ra chất mới độc hơn chất ban đầu.
Những hóa chất thường gặp có nguy cơ cao gây tử vong hoặc tổn thương nặng: hợp chất cyanua, asen, hợp chất thủy ngân, chì, hợp chất nicotin, toluidine, cloroform, aniline, thiếc hữu cơ, cồn etylic, cadimi, fluo, thalli, các dung môi hữu cơ, amoniac, oxit cacbon, dioxít lưu huỳnh, photgen, clo, hyđro sunphit, hyđroxianit, đisulphit cacbon, metyl isoxyanat, axit clohyđric…
Các biện pháp hạn chế tác hại của hóa chất  khi tiếp xúc
-Ăn thực phẩm hữu cơ:Bằng cách chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm hữu cơ. Bạn không chỉ hạn chế việc cơ thể tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu độc hại như atrazine mà còn tăng lượng chất dinh dưỡng lành mạnh cho cơ thể, góp phần bảo vệ môi trường.
-Dùng máy lọc nước:Máy lọc nước có thể loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm như atrazine, chloroform và một số hóa chất công nghiệp khác có nguy cơ tăng khả năng bị ung thư.
– Cẩn thận khi dùng sản phẩm chứa triclosan:Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy triclosan gây xơ gan , ung thư trên chuột thí nghiệm. Chất Triclosan được sử dụng rất nhiều trong xà phòng, nước súc miệng và kem đánh răng.
– Hạn chế mua cà phê, đồ uống mang đi:Mỗi lần uống cà phê mang đi hoặc mua đồ ăn chứa trong hộp xốp, nguy cơ bạn phải tiếp xúc với hóa chất polystyrene rất cao, tăng nguy cơ ung thư. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng bình thủy tinh của riêng mình nếu muốn mang đồ ăn, thức uống đi đâu đó.
– Hạn chế dùng các sản phẩm từ nhựa vinyl:Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy phthalates trong nhiều sản phẩm làm từ nhựa vinyl tác động đến sự rối loạn hormone, dậy thì sớm và ung thư vú. Do đó, bạn nên dùng các vật dụng khác để thay thế sản phẩm từ nhựa vinyl, như vậy mới ngăn ngừa được những nguy cơ có thể xảy đến.
– Xem xét kỹ thành phần của các loại kem chống nắng:Kem chống nắng là một trong những biện pháp chống lão hóa , bảo vệ da và chống ung thư được các chuyên gia khuyên dùng hàng ngày. Tuy nhiên, các hạt nhỏ trong kem chống nắng titanium dioxide có thể đi qua da vào máu, gây tổn thương não, tổn thương ruột già, thậm chí là ung thư.
-Hạn chế giặt quần áo ở các tiệm giặt đồ:Hầu hết các loại quần áo vải mềm giặt ở các tiệm giặt là đều bị thêm hóa chất tẩy rửa, các hóa chất này có thể gây hen suyễn và nhức đầu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét